GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CHUNG VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA XÃ KỲ SƠN
Tải về
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CHUNG
VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA XÃ KỲ SƠN
1. Tiền thân và sự ra đời của xã Kỳ Sơn
- Thời nhà Nguyễn vào
mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) Huyện Yên Thành chính thức được thành lập
trên cơ sở huyện Yên Thành được tách từ huyện Đông Thành, Phủ Diễn Châu thành
hai huyện gồm: Đông Thành và Yên Thành. Năm Thành Thái thứ 10(1898) thực dân
pháp đô hộ, chính quyền nhà Nguyễn chia huyện Yên Thành theo chiều Nam Bắc
thành hai huyện là: Đông Thành và Yên Thành,huyện Đông Thành ở phía đông, huyện
Yên Thành ở phía tây- có 5 tổng gồm: Qúy Trạch (tức Thái Trạch) Quan Hóa (tức
Quan Triều), Vân Tụ, Quan Trung,Văn Hội gồm: 122 xã, thôn giáp. Vùng đất Kỳ Sơn
lúc này là thôn Phượng Kỳ thuộc Tổng Văn Hội ( Văn hội có 10 xã, thôn gồm: Hậu Trạch, Lai Thành,Nguyệt Lãng, Qui
Hậu,Xuân Lạc,Lương Mỹ,Ân Quang, Phượng Kỳ,Trương Thịnh, Đạo Đồng);
- Vào giữa năm 1947
thực hiện sắc lệnh của Chính phủ và nghị quyết HĐND tỉnh Nghệ An về sắp xếp địa
giới hành chính để phù hợp với việc xây dựng địa bàn chiến lược trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, huyện Yên Thành từ 22 xã nhập thành 12 xã, riềng vùng
đất Phượng Kỳ xã Kỳ Sơn nhập vào xã Thanh Sơn huyện Anh Sơn. Đến ngày 26 tháng
2 năm 1953 xã Thanh Sơn được chia thành 3 đơn vị hành chính gồm: Kỳ Sơn, Giang
Sơn và Hồng Sơn. Cho đến ngày 19/4/1963 hội đồng chính Phủ ra quyết định số:
52/CP chia địa giới hành chính của 3 huyện miền núi Nghệ An là: Qùy Châu, Anh
Sơn, Nghĩa Đàn thành các huyện mới: Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Qùy
Châu, Qùy Hợp, Quế Phong, từ đó Kỳ Sơn chính thức thuộc huyện Tân Kỳ.
Trải qua các
giai đoạn lịch sử, phát triển Đảng bộ và nhân dân xã Kỳ Sơn đã có những đóng góp xứng đáng vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc (
1953-1975) và công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh đặc biệt là từ năm
1986 trở đi đất nước ngày càng đổi mới, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước đòi hỏi những yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội
và quản lý hành chính nhà nước. Kỳ sơn đã trải qua 23 kỳ đại hội đảng bộ xã,
mỗi kỳ đại hội đều có dấu ấn gắn liền với lịch sử của huyện Tân Kỳ,luôn là đơn
vị lá cờ đầu trong mọi phong trào chung của huyện. Đảng bộ và nhân dân xã Kỳ
Sơn được nhà nước phong tăng danh hiệu “ Anh hùng LLVT nhân dân năm 2000.
Đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân
dân vào năm 2000
2. Vị trí địa lý
Kỳ Sơn là một xã miền núi nằm sát
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Tân Kỳ.
Phía Đông tiếp giáp Thị Trấn Tân
Kỳ, Phía Tây giáp xã Tân An, Phía Nam
tiếp giáp với xã Giang Sơn huyện Đô Lương.Phía Bắc giáp xã Hoàn Long
3. Về đất đai tài nguyên thiên
nhiên:
* Về đất đại:
Diện tích tự nhiên của xã Kỳ Sơn là 2.850.07 ha, trong đó: Đất sản xuất
nông nghiệp có 1.127,58 ha, chiếm 39,5 % ;
Đất lâm nghiệp có 1.270,70 ha, chiếm 44,5 % ; Đất phi nông nghiệp có
372,13 ha, chiếm 13% ; Đất ở có chưa sử
dụng 29,57 ha, chiếm 0,10%.
* Tài nguyên đất
Xã Kỳ Sơn không phải là địa phương
có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng là nơi có nhiều thuận lợi đất đai canh
tác, Đất vàng, đất đỏ bazan, đất phù sa phù hợp cho việc phát triển các loại
cây nông nghiệp, cây công nghiệp hàng hóa như: Lúa, cam, bưởi, táo...đất đen,
đất bạc màu phù hợp cho cây công nghiệp như keo, gỗ các loại, mía, Đồng thời
địa phương có nhiều vùng đất có lợi thế để trồng xen canh cây hoa quả ngắn ngày
như dưa hấu, dưa lê, bầu, bí và cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn ...
* Tài nguyên khoáng sản
Núi đá vôi lèn Rỏi có trử lượng
khá lớn và có 150 ha đất (ở xóm Hùng
Cường) được quy hoạch đặt nhà máy ghạch ngói tuy nen Tân Kỳ.
* Tài nguyên rừng
Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp của xã là 1.270,70 ha, chiếm 44,5 % ; diện
tích đất tự nhiên của xã.
4. Về khí hậu:
Về cơ bản khí hậu xã Kỳ Sơn vẫn
mang đặc điểm chung về khí hậu của huyện Tân Kỳ, chịu tác động của khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Chịu ảnh hưởng mạnh của gió lào Tây Nam, thường xảy ra nắng
nóng, hạn hán và mưa lớn, bão lũ. Không chỉ gió phía Tây Nam mà Kỳ Sơn còn chịu
tác động của gió mùa Đông Bắc kéo theo mưa phùn, sương muối, hanh heo, giá rét.
Dải đất xã Kỳ Sơn có 04 xóm chủ yếu nằm dọc sông con thường xuyên phải đối chọi
với nhiều sự khắc nghiệt của thiên tai lũ lụt hàng năm.
5. Về dân cư và tổ chức hành chính:
Tính đến cuối năm 2023, dân số xã Kỳ Sơn là 7.796 người (trong đó nam là
3.826 Người, nữ là 3.970 người). Người dân Kỳ Sơn xuất thân từ người dân của
nhiều tỉnh thành trong cả nước về đây sinh sống và lập nghiệp vào những năm 50-60
của thế kỷ trước. Dân cư sinh sống trên địa bàn được phân bố thành 7 xóm, gồm;
Xóm Tiền Phong; Xóm Phượng Kỳ; Xóm Phượng Minh; Xóm Kỳ Lâm ; Xóm Kỳ Nam ; Xóm
Đội Cung; Xóm Hùng Cường
Bản đồ địa giới hành chính xã Kỳ Sơn
6. Vài nét về lịch sử, văn hóa của
người dân xã Kỳ Sơn:
Là một đơn vị cơ sở trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước, nhưng so
với các xã khác đều là làng xã cổ truyền của Việt Nam, với sự ra đời và phát
triển gắn với lịch sử khai phá, lập làng trong quá trình dựng nước, giữ nước,
mở nước của dân tộc. Sự ra đời của xã Kỳ Sơn được diễn ra trong thời kỳ chiến tranh ác liệt
nhất chống thực dân và đế quốc và thời kỳ đổi mới đất nước, trong mối quan hệ
gắn bó, mật thiết giữa nhân dân với quân đội của sư đoàn 316a và 316b… Kỳ Sơn
là nơi tập kết nhân lực, vật lực để chi viện cho chiến trường Miền Nam thông
qua tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử và huyền thoại. Góp phần cho thắng lợi của
chiến dịch mùa xuân năm 1975.
Trải qua 71 năm chiến đấu,
xây dựng và phát triển. mặc dù ở bất cứ giai đoạn nào trong tình hình của lịch
sử. các thế hệ cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Kỳ Sơn luôn phát huy truyền
thống yêu nước, anh dũng trong kháng chiến, cần cù sáng tạo trong lao động sản
xuất, dẻo dai bền bỉ trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, tất cả đều hướng
tới mục tiêu xây dựng quê hương Kỳ Sơn ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Người dân Kỳ Sơn hầu hết là người dân tộc kinh, trong đó có 1 nhà thờ
giáo xứ Diệu Hồng với 435 nhân khẩu theo đạo công giáo và 235 người theo đạo
phật.. Phong tục, tập quán cũng như nếp sống, sinh hoạt đời thường của của nhân
dân xã Kỳ Sơn hầu như không có gì khác biệt so với người kinh của xã khác trong
huyện. Người dân Kỳ Sơn từ khắp các tỉnh
thành trong cả nước về đây sinh sống làm việc, lập nghiệp nên các mối quan hệ
trong cộng đồng dân cư vừa giữ được
những phong tục, tập quán truyền thống của làng quê vừa gần gúi, thân thiện,
hòa đồng và cởi mở. Kỳ Sơn được xem là nơi có sự hội tụ văn hóa của nhiều vùng
miền xuôi - ngược, Bắc – Trung - Nam, là kết quả của quá trình "trộn lẫn" và "dung hợp". Đồng thời cũng là
nơi có rất nhiều cơ quan hành chính dân sự và quân sự đóng trên địa bàn xã khi
huyện Tân Kỳ Mới thành lập.
Chính điều đặc biệt này đã tạo cho vùng đất này vừa mang những nét chung
của Tân Kỳ, vừa mang nét khác biệt của mình. Vì vậy Kỳ Sơn cũng có thể ví là
hình ảnh thu nhỏ của huyện Tân Kỳ, là "quê
của muôn quê".
7. Một số địa danh lịch sử, du
lịch tiềm năng
Mặc dù Kỳ Sơn có
lịch sử hơn 70 năm xây dựng và phát
triển, song tài nguyên khoáng sản không nhiều, không phải là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh hay di tích lịch
sử, đền, chùa tâm linh… Chỉ có 03 Phế tích do thời kỳ chiến tranh đã phá hủy
toàn bộ, hiện đang làm hồ sơ đề nghị công nhận đền “Mẹ kiền kiền” tại xóm Tiền
Phong . Chỉ có các lễ hội của đồng bào theo đạo thiên chúa giáo tại giáo xứ
Diệu Hồng và các lễ nghi truyền thống của người việt như ngày tết, ngày giỗ,
ngày rằm tháng giêng (tế họ) được tổ chức, quản lý tốt, không để xảy ra
vi phạm hoặc phô trương, lãng phí, góp phần giữ gìn và phát huy các
giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của địa phương, giáo dục cho
thế hệ trẻ và quảng bá văn hóa lịch sử của quê hương đến mọi người trong và
ngoài địa phương. Thế nhưng nơi đây thời gian qua đi đã để lại những dấu ấn về
"một thời đạn bom đạn, một thời hào hùng" trong cuộc kháng chiến cứu
nước. Có đường Hồ Chí Minh lịch sử, có 534 B huyền thoại,trạm T4 (Xóm
Đội cung) là nơi sửa chữa các loại vũ khí, khí tài quân sự của Quân khu 4,
cơ quan huyện Uỷ-UBND huyện, Bệnh viên huyện, các sư đoàn chủ lực của Quân khu
4 đóng trên địa bàn (xóm Tiền Phong)
. Núi Lèn rỏi là nơi che chở cho quân và dân
phục vụ cho công cuộc giải phóng miền nam thống nhất đất nước cũng là
nơi che chắn gió bão thiên tai khắc nhiệt trong lao động sản xuất.
Tất cả những địa danh này đều là tiềm năng đề có thể phát triển thành các
điểm du lịch của địa phương ( hiện nay
chưa được đưa vào khai thác )
Nhà thờ họ “Lê Văn” là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của xã có từ
năm 1938 được nằm trên quả đồi cạnh đường Hồ Chí Minh (Khi đó
xóm Phượng Kỳ còn trực thuộc Tổng Hội Yên Thành thời kỳ Pháp thuộc), chính
tại đây là nơi đã nhiều lần là nơi hội họp của cán bộ tiền khởi nghĩa kháng
chiến chống thực dân Pháp và sau này là điểm dựng chân của cán bộ, chiến sỹ,
dân công hỏa tuyến phục vụ cho chiến trường Miền Nam thống nhất đất nước. Đồng
thời cũng là nơi giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho con cháu đời sau.
8. Về kinh tế-xã hội
* Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp:
Sản phẩm chủ yếu là cây nông nghiệp như lúa, lâm nghiệp như ươm và trồng cây nguyên liệu, cây ăn quả lâu
năm như Cam, bưởi, táo, ổi ; cây cây công nghiệp ngắn ngày như mía. Cây rau màu
xen canh dưa hấu, dưa lê, bầu, bí và cây lương thực như lúa, ngô, sắn, đậu lạc,
vừng. Về chăn nuôi có các loại gia súc như trâu, bò, dê; gia cầm như lợn, gà,
ong lấy mật; cá nước ngọt…
Một số hình ảnh sản xuất nông nghiệp tại
xã Kỳ Sơn
Công nghiệp, dịch vụ - thương mại
Xưởng chế bién Nấm Tân Hà; xưởng sửa chữa ô tô; xưởng chế biến đồ gỗ. Mô
hình “ Lợn rừng Kỳ Sơn” “ Hợp tác xã ươm cây giống” ngoài ra còn rất nhiều mô
hình phát triển kinh tế khác như: sản xuất Rượu tinh khiết từ hoa hồng, các
vườn cây đạt chuẩn nông thôn mới…Với lợi thế về tuyến đường Hồ Chí Minh chạy
dọc qua chiều dài của xã, đường 534 B và đường nguyên liệu nên dịch vụ -thương
mại phát triển tương đối cho thu nhập khá trong tổng doanh thu tại địa phương
Tính đến cuối năm 2024, tổng giá trị sản xuất đạt 586,6 tỷ đồng.Thu nhập
bình quân đầu người đạt 55,09 triệu đồng/người/năm.
*Về văn hóa-xã hội
Phong trào xây dựng, gìn giữ làng văn hóa, khu dân cư tiên tiến được quan
tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, có 6/7 xóm đạt khu dân cư tiên tiến, đạt tỷ
lệ 85,7%.
Về giáo dục toàn xã có 03 trường học, 01 trường tiểu học, 01 trường mầm
non,01 trường THCS, đều đạt chuẩn mức độ 1, cả 03 trường đều có cơ sở vật chất
khang trang, rộng rãi, cảnh quan sạch đẹp, môi trường thân thiện. Chất lượng
dạy và học luôn đứng tốp đầu của huyện.
Khuôn viên thiết chế văn hóa - thể thao của xã phục vụ các hoạt động văn
hóa Thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nhà văn hoá đa chức năng với tổng
diện tích sử dụng:585 m2; trong đó hội trường có: 320 chỗ ngồi; sân
khấu: 84 m2.
- Sân vận động: Bao gồm có sân vận bóng đá đạt chuẩn với kích thước 90m x
120m có tường rào bằng bao quanh, mương
thoát nước với tổng diện tích:10.800 m2. Sân khấu ngoài trời với
diện tích: 105 m2. 2 Sân bóng chuyền với diện tích: 1.200 m2.
Phong trào văn nghệ, thể dục-thể
thao được duy trì và phát huy có hiệu quả, hiện nay 7/7 xóm đang đẩy nhanh tiến
độ hoàn thành khu thiết chế văn hóa đồng bộ theo bộ tiêu chí quy định của nông
thôn mới nâng cao.
Về y tế luôn bảo đảm khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng trừ dịch bệnh
cho nhân dân địa phương và nhân dân các xã phụ cận. Xã có 12.năm liên tục đạt
xã chuẩn quốc gia về y tế. Trạm y tế với khuôn viên 1.345,2 m2.
*Về quốc phòng, an ninh
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo. Không có tội
phạm, tên nạn xã hội, tai nạn giao thông phát sinh, tạo môi trường lành mạnh
cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, học tập, công tác là đơn vị liên tục
nhiều năm được xếp HTXSNV và được tặng cờ quyết thắng của các cấp.
*Lời kết: Trải qua 71 năm xây
dựng và phát triển, con người Kỳ Sơn rất năng động, sáng tạo, tâm huyết, trí
tuệ được tôi luyện qua nhiều thế hệ và không ngừng tỏa sáng. Với tiềm năng lợi
thế, phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, cán bộ, đảng viên và toàn
thể nhân dân Kỳ Sơn đang ra sức thi đua,
đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn
mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025. Với tinh thần quyết tâm phấn đấu và mong
muốn xã về đích Nông thôn mới nâng cao trước lộ trình (trong năm 2025), là món
quà quý giá, lập thành tích tiến tới chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XIV
của Đảng.
Đất Kỳ Sơn đang đơm hoa kết trái, Đảng
bộ, nhân dân xã Kỳ Sơn quyết tâm Phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực đổi mới
chỉ đạo thống nhất điều hành nhà nhà có việc người có việc dân chủ trực tiếp
đối thoại công khai Dân Đảng đồng lòng tiến lên vững chắc, xây dựng quê hương Kỳ Sơn
ngày càng văn minh giàu đẹp;
Biên soạn: Vũ
Xuân Việt – Công chức văn hóa – xã hội